Chiếc xe buýt Routemaster được sáng chế vào năm 1956 do kỹ sư Frank Searle của công ty AEC sản xuất. Và ngay lập tức nó đã làm nên một cơn sốt vì kết cấu mới lạ của nó. Khác với những chiếc xe buýt thông thường, Routemaster là chiếc xe buýt có hai tầng (double- decker), điều này đã làm tăng lên gấp hai số lượng chỗ ngồi, được thiết kế dành riêng cho London.
Dù rằng năm 2005, xe bus 2 tầng đã ngừng hoạt động ở Anh nhưng hình ảnh chiếc xe độc đáo này vẫn được tái hiện qua rất nhiều bộ phim điện ảnh, bưu ảnh, cuốn sách du lịch… khiến người dân Anh quốc luôn nhớ và hoài niệm về nó.
Kết cấu của chiếc Routemaster
Điểm được yêu nhất của chiếc xe Routemaster là cầu thang lên xuống mở ngoài trời giúp hành khách cả 2 tầng có thể lên xuống dễ dàng tại các bến xe và sự hiện diện của người soát vé trên xe. Có một thời, người dân Anh hay gọi lái xe và người soát vé với cái tên vui nhộn là: “Cặp đôi John Lennon và McCartney của đường phố”.
Mới đầu, những kiểu xe buýt đầu tiên không giống với chiếc Routmaster chúng ta thấy hiện nay. Năm 1939, Albert Arthur Molteno Durrent, kỹ sư trưởng của công ty London Transport's Bus and Coach Division, đã sáng tạo ra chiếc xe buýt hiệu RT hai tầng thay thế cho các loại xe buýt điện và xe bánh sắt chạy trên đường ray.
Năm 1956, xe bus Routmaster RM đầu tiên - được coi là tân tiến nhất lúc đó đã ra mắt ở London. Vỏ xe làm từ nhôm có trọng lượng nhẹ. Xe có thể sức chứa tới 64 người. Tất cả các thiết kế khác ở thân xe, gầm xe, động cơ, với hệ thống giảm xóc độc lập, hộp số tự động và phanh hơi nước, chiếc xe Routmaster được mệnh danh là huyền thoại.
Năm 1968, chiếc Routmaster cuối cùng được sản xuất. Và người ta đã cho ra mắt thế hệ xe buýt mới thay thế cho Routemaster ở một số tuyến đường: xe buýt linh hoạt (Bendy bus). Chiếc xe này thiết kế thuận tiện cho những người tàn tật có thể lên xuống xe an toàn, và chứa tới 112 hành khách.
Dù đã kết thúc nhiệm vụ trên đường phố của mình, nhưng Routemaster đã chiếm trọn tình cảm của người dân Luân Đôn cũng như du khách. Hình ảnh chiếc xe buýt 2 tầng đỏ chạy dọc các con phố đông đúc trở thành một biểu tượng cho đất nước sương mù hoa lệ.