Trên thực tế có tất cả 5 nhà thờ St. Paul và chúng đều tọa lạc trên đồi Ludgate. Nhà thờ có chiều cao 111 m, là công trình cao nhất Luân Đôn trong giai đoạn 1710 - 1962. Ở nước Anh, giáo đường Thánh Phao-lô (Thánh Paul) là giáo đường lớn thứ hai, đứng sau nhà thờ Liverpool.
Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như đám tang của ngài Nelson, công tước của Wellington và Churchill. Hầu hết các lễ cưới và đám tang của gia đình hoàng gia thường diễn ra ở Tu viện Westminster, nhưng hoàng tử William và công nương Diana Spencer đã tổ chức lễ cưới hoàng gia tại đây. Hiện nhà thờ vẫn còn hoạt động như ngày trước.
Công cuộc thiết kế và xây dựng
Từ thập niên 50 của thế kỷ XVII, ở Anh nổi lên một trào lưu thiết kế kiến trúc (nhà ở) mới, bộc lộ lý tưởng của giai cấp tư sản đang trên đà thắng thế. Thời điểm ấy ở Anh cũng cùng tồn tại đồng thời nhiều phong cách thiết kế theo kiểu của Pháp, Hà Lan, Italia, Gôtích, nhưng ảnh hường của Pháp vẫn nổi trội hơn cả vì tư tưởng của dòng Triết học Duy lý phù hợp với thế giới quan của tư sản.
Wren là một trong số những kiến trúc sư lúc bấy giờ, ông là người có tầm ảnh hướng lớn nhất, thông thạo nhiều lĩnh vực, đặc biệt là theo đuổi một cách nghiêm túc chủ nghĩa cổ điển Pháp. Ông cho rằng vòm bán cầu là hình học nhất, mặt bằng tròn là hoàn chỉnh nhất, và đã làm tỏa sáng điều đó trong bản thiết kế nhà thờ St. Paul – kiệt tác vĩ đại nhất trong sự nghiệp và cuộc đời của mình và cũng là công trình kiến trúc Barốc kỳ vĩ và tráng lệ nhất Anh quốc.
Ngày 30 tháng bảy, năm 1669, ông được giao nhiệm vụ thiết kế và xây dựng nhà thờ. Ông đã thiết kế hơn 50 nhà thờ tại nước Anh. Christopher Wren bắt đầu trùng tu nhà thờ trước trận Đại hỏa hoạn năm 1666. Wren đã thiết kế rất nhiều bản vẽ cho chiếc mái mái vòm giữa nhà thờ để thay thế cái tháp chuông cũ và tu bổ lại nội thất trong nhà thờ vào năm 1630. Mặt tiền của nhà thờ được kiến trúc sư Inigo Jones thiết kế.
5 giai đoạn thiết kế.
Ở giai đoạn thứ nhất, nhà thờ được hình thành qua một mô hình và một bản vẽ, được gọi là Thiết kế đầu tiên. Bản thiết kế này trông khá giống như Điện Pantheon ở Roma và được kết nối với một tòa nhà nhỏ ở sau để chứa hàng ghế của dàn hợp xướng. Bản vẽ bị phản đối vì không được đẹp. Bản vẽ thứ hai hình thành dựa trên hình của một chữ thập. Theo những tài liệu lưu trữ, nhà thờ mới được xây dựng lại năm 1675 và hoàn thành năm 1711, trở thành nhà thờ chính của Quốc giáo Anh.
Dù có một số chi tiết thay đổi so với nguyên tác nhưng mặt bằng vẫn tuân thủ hình dáng chữ thập La Tinh dài 140m, rộng 30m. Không gian ở chỗ giao nhau tựa lên 8 trụ đá khổng lồ đỡ một mái vòm lớn được trang trí theo kiểu Italia. có một mái vòm nhỏ hơn tựa trên 32 cột thức Corinth ghép đôi một ở trên cao. Vòm mái của nhà Thờ là vòm oval 3 lớp tinh tế: lớp trong cùng có đường kính 30,8 m xây gạch dày 45 cm, bên ngoài là kết cấu gổ phu chì trông rất giàu sức biểu hiện, giữa hai lớp này là cấu trúc hình còn với ô tròn lấy ánh sáng trên đỉnh xuống. Phần đỉnh nhà thờ cao 115 m, riêng phần vòm đã là 63 m, là một cột mốc (Landmark) tại thủ đở London.
Công trình có tống thế rất hợp lý về mặt kết cấu, theo đúng nguyên lý truyền tải. Hiện nhà thờ thánh Paul là một địa điểm tham quan nổi tiếng và được khách du lịch Luân Đôn ưu thích, không chỉ mang trong mình những dấu ấn lịch sử và thăng trầm của các triều đại cùng những cuộc chiến tranh khủng khiếp, đây còn là nơi an nghỉ cuối cùng của những nhân vật nổi tiếng của nước Anh như Duke of Wellington hay Admiral Lord Nelson.