Đài thiên văn này được tạo dựng vào ngày 10/8/1675 dưới triều đại vua Charles II của Vương quốc Anh. Cha đẻ của công trình nổi tiếng này là kiến trúc sư lừng danh Christopher Wren. Tại thời điểm đó, vua Charles II cũng ban ra chức danh mới là Astronomer Royal (AR hay "Nhà thiên văn Hoàng gia") với nhiệm vụ là "tính toán chi tiết sự chuyển động của các thiên thể, đo đạc vị trí của các ngôi sao trên thiên cầu và xác định chính xác các kinh tuyến với mục đích phục vụ cho quá trình định hướng trong hàng hải". John Flamsteed là người đầu tiên được bổ nhiệm chức danh AR này.
Được hoàn tất vào mùa hè năm 1676, đài thiên văn Hoàng gia này còn được biết đến với tên gọi là "Nhà Flamsteed". Năm 1948 đánh dấu cột mốc đài thiên văn Hoàng gia Greenwich di dời địa điểm và hiện nay nơi này trở thành nằm trong của công viên Greenwich bên bờ sông Thames, phía Đông Nam London, nơi được xem là một trong tám công viên Hoàng gia của xứ sở sương mù.
Đài thiên văn tọa lạc trên một quả đồi nhỏ ở giữa công viên. Ở cổng vào, phía trên bức tường bên phải, có một chiếc đồng hồ lớn được đặt năm 1851. Thời gian chỉ trên chiếc đồng hồ này chính là giờ tiêu chuẩn quốc tế (GMT). Để đánh dấu đường mốc kinh độ 0, các nhà khoa học đã dùng một dải đồng gắn trên đá vân tạo thành đường thẳng chạy trên mặt đất. Hai bên vạch sẽ ghi "Kinh Đông" và "Kinh Tây". Một đầu vạch được kéo dài tới chân tường ngôi nhà hai tầng cũ. Trên tường gắn một tấm biển với dòng chữ: "Kinh tuyến gốc của thế giới, 51o28’38” vĩ độ bắc, 0o0’0” kinh độ đông".
Đài quan sát Hoàng gia Greenwich được thành lập là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lĩnh vực thiên văn học bao thế kỉ qua, từ đó minh họa lý thuyết Big Bang, nghiên cứu lịch sử ra đời của vũ trụ và các ngôi sao mới hay việc thăm dò không gian. Ở bên trong đài thiên văn Greenwich, nhiều hiện vật được trưng bày, ghi chép lại lịch sử của việc tính thời gian chính xác cho các mục đích điều hướng và thiên văn, có đồng hồ FM Fedchenko của Nga từ giữa thế kỷ 20 (chiếc đồng hồ quả lắc chính xác nhất từng được chế tạo). Nơi đây còn có các dụng cụ thiên văn được sử dụng để thực hiện quan sát kinh tuyến như kính viễn vọng khúc xạ Grubb 28 inch vào năm 1893.
Đừng từ đài thiên văn có thể nhìn toàn cảnh bên dưới khu công viên, Khu nhà Nữ hoàng, Bảo tàng Hàng hải quốc gia, Học viện Hải quân hoàng gia và thành phố London với những tòa nhà hiện đại tráng lệ bên dòng sông Thames thơ mộng. Quán Astronomy Café & Terrace trong Trung tâm Thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia và mở cửa cho tất cả khách du lịch, phục vụ các loại đồ uống nóng và lạnh, súp hải vị và salad tươi theo mùa với không gian thoáng đãng ngoài hiên.